Trong 1 ly cà phê sóng sánh thơm ngon là cả một quá trình dài từ trồng trọt, chăm sóc cho đến chế biến. Nội dung tiếp theo, mời bạn cùng tham khảo quy trình sản xuất cà phê cụ thể nhất. Quy trình này bao gồm 6 bước chính, mỗi bước giữ 1 vai trò quan trọng khác nhau. Tất cả kết hợp lại tạo thành một ly cà phê ngon đúng điệu mà bất kỳ ai cũng không thể bỏ qua.
Công đoạn 1: Thu hoạch cà phê
Từ 1 hạt giống cà phê, người nông dân sẽ ươm trồng để phát triển thành cây non xanh tươi tốt trên những tấm gỗ mỏng lớn trong vườn. Nhờ quá trình tưới nước thường xuyên, che bóng mát khỏi những ánh sáng mặt trời, cây khỏe khoắn và được mang ra vườn để trồng chính thức. Sau khi cà phê ra hoa kết quả, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn.
Chất lượng cà phê đảm bảo đủ tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cũng như cảm quan và tiêu chuẩn về chất lượng hóa học. Có như vậy, đến công đoạn chế biến, hạt cà phê mới cho ra sản phẩm toàn diện và hoàn hảo nhất.
Việc thu hoạch có thể được thực hiện hoàn toàn bằng tay mà không có sự hỗ trợ của máy móc. Hoặc, chúng cũng được thực hiện với phương pháp máy móc bằng cách tước cành. Nếu thu hoạch thủ công bằng tay, bạn có thể hái được những trái chín hoàn toàn, chất lượng trái đồng đều hơn. Song, thu hoạch bằng máy lại giúp giảm thiểu lao động và ít tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, trái thu hoạch bằng máy thường không có sự đồng đều, sẽ có hạt chưa đủ chín.
Công đoạn 2: Sơ chế, làm sạch
Ở quá trình này, quy trình sản xuất cà phê sẽ là làm sạch và loại bỏ các tạp chất có trên trái cà phê. Những tác nhân bên ngoài như: Cát, sạn, vỏ, lá, cành,… tất cả đều được sơ chế sạch sẽ nhất. Công đoạn này rất quan trọng, bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm sau khi thành phẩm. Ngoài ra, chúng cũng hạn chế được việc làm hỏng, nhanh xuống cấp các trang thiết bị chế biến. Nhất là khi phải chế biến trong điều kiện trái, quả còn nhiều tạp chất.
Quá trình sơ chế, làm sạch trái cà phê bao gồm các công đoạn sau:
Ngâm nước trái cà phê để chúng mềm và có thể tách rời hoàn toàn phần vỏ bên ngoài.
Sau đó, người nông dân sẽ đem cà phê đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp để trái cà phê đạt chuẩn khô là khoảng 300 độ C. Ở quá trình này, người chế biến có thể dùng những công cụ rang để tách hoàn toàn lớp vỏ ngoài của hạt cà phê.
Cuối cùng là khâu lựa chọn hạt sao cho đúng kích cỡ sàng tiêu chuẩn từ 14 hoặc 16. Điều này giúp bạn có được những sản phẩm cà phê chất lượng với kích thước đồng đều nhau nhất có thể.
Công đoạn 3: Rang cà phê
Rang cà phê được xem là một trong những công đoạn quyết định trong quy trình sản xuất cà phê. Bởi, cách rang có thể sẽ tác động đến hương vị và chất lượng của sản phẩm cà phê thành phẩm. Thông thường, một mẻ rang sẽ mất thời gian tương đối từ 1 đến 16 phút. Đồng thời, người rang cà phê có thể lựa chọn 1 trong 2 cách rang là rang truyền thống và rang bằng máy hiện đại.
Về rang cà phê truyền thống: Hạt cà phê thành phẩm thường sẽ không chín đều, nhất là các hạt tiếp xúc bên ngoài thành máy rang. Từ đó, mẻ rang sẽ có hạt chín nhiều, hạt chín ít hoặc hạt chín quá lửa,… Tuy nhiên, nếu biết cách rang, thì rang cà phê truyền thống sẽ cho hương vị thơm đậm hơn. Người muốn rang được cà phê truyền thống phải là người có kinh nghiệm trong chế biến. Đặc biệt, họ cần phải biết nhận dạng khi nào cà phê đã chín thông qua màu sắc, hương thơm tỏa ra khi rang.
Về rang cà phê hiện đại bằng máy móc: Với phương pháp này, người chế biến có vẻ thuận tiện hơn khi tận dụng được lợi thế của kỹ thuật tiên tiến. Các vấn đề về chín đều, căn chỉnh thời gian rang cũng hoàn toàn được đơn giản hóa. Thành phẩm cà phê sau khi rang cũng chất lượng và trông chuyên nghiệp hơn.
Quá trình rang cà phê bao gồm những công đoạn cụ thể sau:
Nhiệt độ rang ở 100 độ C: Hạt cà phê bắt đầu nóng dần, hơi nước bên trong bốc hơi đi và hình dáng hạt hơi teo lại do sự truyền nhiệt.
Nhiệt độ rang trên 120 độ C: Hạt cà phê nóng bắt đầu có dấu hiệu chuyển dần sang màu vàng nhạt. Chúng vẫn tiếp tục hấp thu nhiệt độ, bốc hơi và thay đổi hình dạng bên ngoài teo nhỏ thêm một chút. Lúc này, mùi hương cũng đã xuất hiện, nghe kỹ sẽ có mùi cỏ và rơm khô trộn lẫn.
Nhiệt độ rang ở 150 độ C: Màu sắc của hạt cà phê đã chuyển dần sang màu vàng đậm, vẻ ngoài cũng biến đổi rõ rệt. Thể tích của hạt cà phê tăng lên tận 20 – 30%, bề mặt còn có nhiều đường gân hơn. Mùi thơm đã trở nên nhiều hơn, tỏa ra giống mùi bánh mì hoặc mùi gỗ bị cháy.
Nhiệt độ rang đạt 170 độ C: Màu hạt cà phê đã có chút nâu nhạt, mùi hương bắt đầu phảng phất mùi quả chín và mùi mật ong. Vị cà phê giai đoạn này có vị khá chua và mùi ngai ngái nồng.
Nhiệt độ rang chạm ngưỡng 190 độ C: Màu sắc hạt có màu nâu caramel rõ rệt, hương thơm mùi mạch nha ngào ngạt, ngọt ngào. Lúc này, hạt cà phê cũng đã có vị thơm ngon và đậm đà hơn.
Rang cà phê ở nhiệt độ trên 200 độ C: Hạt cà phê đã bắt đầu nổ và có khói, mùi hương tỏa ra nhiều hơn. Giai đoạn này được người chế biến đánh giá là đã chín và có thể đem ra ngoài đóng gói.
Khi nhiệt độ rang được tiếp diễn đến 225 độ C: Người chế biến sẽ thấy hạt cà phê nổ nhiều hơn, thành phẩm cũng thơm hơn và giảm vị chua đáng kể.
Lưu ý, chỉ nên dừng ở nhiệt độ này vì nếu vượt quá nhiệt độ, thành phẩm sẽ không còn vị cà phê gốc nữa. Cà phê sau khi rang xong phải được làm nguội ngay và đem đi bảo quản để hương vị và mùi thơm không bị biến mất dần.
Công đoạn 4: Phối trộn cà phê
Quá trình phối trộn cà phê được tạo ra nhằm đem đến nhiều sản phẩm cà phê đa dạng, phong phú hơn. Việc phối trộn theo tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra các hương vị khác nhau, không trộn lẫn được. Người chế biến tùy ý trộn phối theo một công thức chuẩn nào đó giữa các loại cà phê với nhau. Thế nhưng, thông thường, người ta thường phối trộn cà phê Robusta và Arabica với các tỷ lệ riêng biệt.
Tùy theo khẩu vị của khách hàng hoặc theo yêu cầu của đại lý, người chế biến có thể phối trộn theo tỷ lệ 2:8, 3:7 hoặc 5:5. Mỗi tỷ lệ cũng có thể cho ra một thành phẩm độc lập, thậm chí là một thương hiệu riêng. Lúc này, thực khách sẽ dựa theo sở thích của mình mà chọn một loại cà phê phù hợp nhất.
Công đoạn 5: Xay cà phê
Nếu muốn thưởng thức cà phê, bạn cần đem những hạt cà phê vừa rang đi xay nhuyễn thành bột. Cà phê xay sẽ giúp bạn có được ly cà phê nhanh chóng hơn, tiện dụng hơn, nhất là rất hiệu quả trong quá trình đóng gói. Việc xay cà phê càng mịn, thì quá trình pha chế sẽ càng nhanh chóng hơn.
Công đoạn 6: Đóng gói
Công đoạn đóng gói ra đời nhằm mục đích lưu giữ hương vị đậm đà và thơm ngon nhất của cà phê. Đây cũng là cách để bạn hạn chế đến mức cao nhất việc cà phê lẫn mùi lạ và bị Oxy hóa. Các sản phẩm cà phê sau khi được đóng gói bao bì cẩn thận cũng dễ dàng bảo quản hơn, thời gian sử dụng dài hơn. Đương nhiên, cà phê xay nhỏ mịn sẽ thuận tiện hơn trong khi vận chuyển nếu bạn đóng gói chúng cẩn thận. Các thương hiệu cà phê cũng tận dụng công đoạn này để truyền tải hình ảnh của mình sinh động hơn, ấn tượng hơn nữa.