Đam mê, khơi nguồn sáng tạo bất tận từ SAPA COFFEE

Đến với thế giới hương vị cà phê khá muộn so với bạn bè cùng trang lứa cũng như các thương hiệu về cà phê đã nổi tiếng trong và ngoài nước, chàng trai Nguyễn Thành Xương (SN 1976) đã và đang ngày đêm suy tư thổi cái tâm, cái tình và “cái nắng, cái gió…” của đất trời Ban Mê vào các sản phẩm cà phê của mình, mang thương hiệu SAPA COFFEE. Các sản phẩm này được khơi nguồn từ đam mê, sáng tạo và khát vọng.

Chưa bao giờ là muộn
Tây nguyên hấp dẫn con người không chỉ bởi vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn làm say lòng người bởi những ly cà phê mang đậm chất tinh hoa đại ngàn. Đến với Tây Nguyên – Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột, ai đó mà không thưởng thức một ly cà phê thì quả là một thiếu sót lớn.
Đến với Buôn Ma Thuột, dạo quanh một vòng chúng ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều quán cà phê mang phong cách của đại ngàn ngon và đẹp. Tuy nhiên, hiện hữu trong số đó có một quán cà phê mang thương hiệu rất riêng, được tạo lập bởi một người với niềm đam mê lớn là đưa cà phê sạch với phương pháp chế biến hiện đại nhưng vẫn giữ được hương vị cà phê truyền thống đến với mọi người.
Sinh ra và lớn lên tại quê hương Tp.HCM , năm 2004 anh Nguyễn Thành Xương khăn gói lên đường tới miền đất hứa. Thủ phủ của cà phê Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột, là điểm dừng chân của người thanh niên ấy.
Đam mê bất tận
Bản thân là người yêu thích cà phê, từ đó anh nghiên cứu chuyên sâu, học hỏi từ những người đi trước, tích cực tham gia các lớp học về chế biến cà phê, rang cà phê và được Hiệp hội SCA (Hiệp hội cà phê Thế giới) cấp bằng. Để bổ sung kiến thức, anh Xương mày mò học hỏi qua các tài liệu chế biến cũng như rang xay, đến nay anh tự mình cho ra nhiều sản phẩm đăng ký thương hiệu, trong đó có SAPA COFFEE.
Hiện tại, quán cà phê của anh đã có những sản phẩm, cách chế biến, pha mang phong cách rất riêng, đó là sự kết hợp giữa cách uống, thưởng thức cà phê truyền thống và hiện đại. Theo anh Xương, chế biến cà phê có 3 phương pháp cơ bản: Phương pháp chế biến nhân xanh; phương pháp ướp dùng quả chín lọc qua nước, sau đó xát, sàng và sấy khô; phương pháp chế biến honey (mật ong) cũng như quy trình sản xuất ướt, sơ chế xong phơi trên giàn (làm giàn phơi) ủ lên men phơi theo nắng (tùy từng farm).
Về pha chế, trên thế giới hiện nay có 18 – 20 phương pháp pha cà phê. Mỗi nước có những sáng tạo khác nhau về cách pha chế trong đó có cà phê pha phin, cà phê xay ép của người Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, pha cát nóng là những cách pha chế được nhiều người ưa chuộng. Tùy vào tập quán, tâm lý, hoàn cảnh địa điểm khác nhau người ta có thể chọn phương pháp pha cà phê cho phù hợp.


Trăn trở về giá thành cà phê
Nói về quy trình chọn lọc nguồn cà phê sạch anh Xương tâm sự: “Để tạo ra những giọt cà phê ngon thì phải lựa chọn những hạt cà phê có độ chín đều đầu mùa và quy trình sơ chế phải được đảm bảo.
Tuy nhiên, người trồng cà phê hiện nay lại không xem trọng vấn đề này. Từ khâu thu hoạch đến khâu sơ chế họ không thực hiện đúng nên dẫn đến chất lượng cà phê thấp kéo theo đó là giá thành giảm, gây thiệt thòi cho chính người trồng cà phê và làm mất đi nguồn ca phê sạch cung cấp cho các cơ sở chế biến”.
Vì vậy, cơ sở chế biến muốn có nguồn cà phê sạch anh phải mua với giá cao hơn nhiều so với giá cà phê thị trường, trong khi người nông dân dầm sương dãi nắng lại bán cà phê thô với giá cực rẻ.


Điều này đã làm anh Xương trăn trở. Anh cũng bày tỏ mong muốn thành lập khu nông trại cà phê nhằm ký kết với nông dân thu mua sản phẩm của họ với giá thành hợp lí hơn. Để làm được điều đó, thì doanh nghiệp, nhà khoa học cần hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...